Căng thẳng ngoại giao 2017 Quan_hệ_Đức_–_Việt_Nam

Liên quan đến quan hệ giữa Việt Nam và Đức, ngày 30/7/2017, Chính phủ Việt Nam thông báo rằng Trịnh Xuân Thanh (là người đang bị chính phủ Việt Nam cáo buộc tội tham nhũng trong việc làm thất thoát 150 triệu USD) đã về đầu thú các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Đức lại cáo buộc chính phủ VN đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại thủ đô Berlin mặc dù chính phủ Đức không có một bằng chứng nào rõ ràng, trong khi phía chính phủ Việt Nam đã đưa ra một clip có ghi lại hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh nói tự nguyện về nước để đầu thú. Bộ Ngoại giao Đức vào ngày 2 tháng 8 năm 2017 ra thông cáo cho biết sau khi có bằng chứng rõ rệt hơn và đủ căn cứ không còn nghi ngờ gì về việc các cơ quan và đại sứ quán Việt Nam tại Berlin có dính líu đến vụ bắt cóc công dân Việt Nam ngay tại thủ đô nước Đức, phía ngoại giao nước sở tại triệu đại sứ Việt Nam đến vào ngày 1 tháng 8. Quốc vụ Khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức Markus Ederer nêu rất rõ ràng với Đại sứ Việt Nam, Chính phủ Liên bang Đức đòi phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ yêu cầu dẫn độ và đơn xin tỵ nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý.

Viên chức đại diện chính thức của cơ quan tình báo Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức bị tuyên bố là người không được hoan nghênh (persona non grata) và có 48 tiếng để rời khỏi Đức.[4][5]

Trả lời về việc này, ngày 3 tháng 8 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói: "Liên quan đến phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh, tôi lấy làm tiếc về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 2-8". Bà Hằng cũng khẳng định "Việt Nam luôn coi trọng và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức".[6]

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel hôm thứ Sáu 4/8, trong một cuộc họp báo, tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp trả đũa Việt Nam vì cáo buộc Hà Nội bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin.[7][8][9]

Ngày 22.9 trong cuộc họp báo Liên bang về vụ Trịnh Xuân Thanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức cho biết, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam đã gửi một bức thư hồi đáp cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel để giải thích về vụ việc Trịnh Xuân Thanh. Do phía Việt Nam không thừa nhận việc vi phạm pháp luật, phía Đức đã mời Đại sứ Việt Nam tại Đức tới Bộ Ngoại giao để thông báo về việc đình chỉ đối tác chiến lược trong ngày 21.9. Ngoài ra Bộ Ngoại giao Đức đã ra lệnh trục xuất một cán bộ ngoại giao của Việt Nam ở Berlin, với thời hạn 4 tuần để thu xếp rời khỏi nước Đức.[10][11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quan_hệ_Đức_–_Việt_Nam http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40790917 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40816890 http://www.scmp.com/news/world/europe/article/2105... http://www.hanoi.diplo.de/Vertretung/hanoi/vi/05-A... http://www.hanoi.diplo.de/contentblob/4024982/Date... http://www.vietnam.diplo.de/Vertretung/vietnam/vi/... http://www.vietnam.diplo.de/Vertretung/vietnam/vi/... http://thoibao.de/tin-nuoc-duc/11421/vu-trinh-xuan... http://www.zeit.de/politik/ausland/2017-08/bundesr... http://www.vietnambotschaft.org/quan-he-viet-duc/t...